1. Thương hiệu cá biệt (hay còn gọi là thương hiệu riêng)
Là thương hiệu từng chủng loại, hàng hoá cụ thể mà chúng ta thường được thấy hàng ngày, sữa Cô Gái Hà Lan, vỏ ruột xe Casuvina; hay Future, Super Dream là thương hiệu cá biệt của hãng Honda. Chúng ta hiểu những loại thương hiệu này là nhãn hiệu, điều này cũng không sai. Đặc điểm nhận dạng của thương hiệu này là nó mang một tính chất về hàng hoá nói chung một cách riêng biệt, khiến ta không nhầm lẫn với những “loại” khác. Ngày càng nhiều thương hiệu cá biệt xuất hiện trên thị trường, khiến mỗi khi tiêu dùng ta phải đau đầu lựa chọn. Riêng những nhãn hàng như Unilever, P&G có đến hàng trăm thương hiệu về những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày. Nói về dầu gội đầu thì cũng có đến cả trăm (Dove, Sunsilk, Clear, Omo *đùa*,...).
Thương hiệu cá biệt thường nhắm đến một chức năng cụ thể nào đó, làm cho người tiêu dùng dễ dàng chọn lựa khi có hàng loạt những sản phẩm cùng chức năng để so sánh. Ví dụ như: dầu gội “trị gàu” có Clear nhưng khi Head & Shoulders cũng là dầu gội trị gàu thì Clear được hiểu là dầu gội “trị gàu" “có tinh chất bạc hà the mát"; và mỗi lúc thương hiệu cá biệt sẽ chi tiết hoá để người dùng không thể nhầm lẫn sản phẩm của mình được.
2. Thương hiệu gia đình
Là thương hiệu nói về một nhóm sản phẩm “cùng chức năng" thuộc một công ty sáng chế ra. Ví dụ như hãng thuốc lá BAT (British American Tobaco) có nhiều thương hiệu cá biệt như thuốc lá 555, Craven A (thường gọi con mèo), Kent,... và trong những dòng thuốc lá đó lại nhiều thương hiệu khác như 555 Silver, 555 Gold,... Một ví dụ khác, sữa Vinamilk có nhiều loại: sữa đặc, sữa tươi, sữa đóng hộp,.... Loại thương hiệu này, thường những thương hiệu cá biệt đều có mẫu mã hoặc logo khác nhau.
Những thương hiệu gia đình ở Việt Nam đa số gắn liền với tên của doanh nghiệp, cũng hay được gọi là thương hiệu doanh nghiệp.
Một loại khác của thương hiệu gia đình là những sản phẩm đặc tính địa lý vùng miền xác định rõ, như Yến sào Khánh Hoà, nước mắm Phú Quốc, bún bò Huế,... Những thương hiệu gia đình mang địa lý chung như thế này thường không nói rõ một nhà sản xuất nào, mà nó như là một địa danh chung để nói về sản phẩm đó.
3. Thương hiệu tập thể
Một loại khác của thương hiệu là thương hiệu tập thể, là một nhóm sản phẩm đa dạng về chức năng. Ví dụ như thương hiệu Samsung, ta biết Samsung làm rất nhiều lĩnh vực khác nhau từ điện thoại đến máy giặt, máy lạnh, tủ lạnh,.... Mỗi sản phẩm của thương hiệu này đều có logo chung, khác với thương hiệu gia đình.
Thường thương hiệu tập thể được xây dựng trên dạng tập đoàn lớn, xuyên quốc gia (Panasonic, LG, Sony,...) làm đa ngành nghề nhưng có chung một thương hiệu. Về loại thương hiệu này đòi hỏi người quản lý phải quản lý rất chặt chẽ tới những mảng kinh doanh của mình, vì khi có lỗi trong một sản phẩm của nhãn hàng bất kỳ đều gây ảnh hưởng chung tới toàn thương hiệu, nhưng bù lại khi tung ra sản phẩm mới hoặc ngành hàng mới đều dễ tiếp cận với người tiêu dùng thông qua danh tiếng đã gầy dựng sẵn.
4. Thương hiệu quốc gia
Loại thương hiệu này gần như gắn liền chung với quốc gia đó, gắn liền lợi thế cạnh tranh quốc gia đó. Ví dụ hàng điện tử Made in Japan khiến người ta nghĩ tới độ bền, chất lượng cao không quan trọng là nó được sản xuất từ nơi nào trên thế giới. Thương hiệu quốc gia mạnh phản ánh mức độ quan trọng trong nền kinh tế chung của thế giới.
Kết luận:
- Phân biệt các loại thương hiệu đơn giản chỉ để hiểu mức độ cá biệt hoá sản phẩm.
- Cá biệt càng rõ thì ảnh hưởng càng lớn, có khi lại phải loại bỏ thương hiệu hoặc thay thế bằng thương hiệu khác.
- Tại sao nội dung chất lượng là quan trọng cho SEO?
- Sitemap (sơ đồ trang web) là gì? có quan trọng cho SEO?
- 10 sai lầm khi đặt backlinks cho trang web
- Mẹo SEO dành cho doanh nghiệp nhỏ
- Phân biệt URL tĩnh và URL động
- Bounce Rate (Tỷ lệ trả về trong) là gì? Bounce Rate như thế nào là tốt?
- Tầm quan trọng của việc sử dụng google webmaster tool trong SEO
- Ảnh hưởng của mạng xã hội đến SEO như thế nào?